Tổng số lượt xem trang

Những Kỹ Năng Cần Có Để Tạo Nên Thành Công Của Nhân Viên Nhân sự

Đối từng ngành nghề khác nhau sẽ có yêu cầu khác nhau để tạo nên sự thành công của một người đang theo đuổi con đường ấy. Nếu như bạn là một nhân viên kế toán, bạn không cần quá giỏi trong yếu tố đọc vị con người như bắt buộc bạn phải có sự cẩn trọng, tỉ mỉ với những con số, bạn làm Marketing, bắt buộc bạn phải có một tư duy thị trường nhạy bén để bắt kịp những xu thế mới, bạn là nhân viên Designer, bắt buộc bạn phải có tư duy thẩm mỹ.... Vậy thì, những kỹ năng cần có của nhân viên nhân sự là gì? Điều gì sẽ làm nên sự thành công của công việc "săn đầu người"? Mời bạn cùng tôi theo dõi nội dung bài viết dưới đây!


 Kỹ năng đầu tiên và bắt buộc phải có - Kỹ năng lãnh đạo

Nếu muốn theo đuổi nghề nhân sự, kỹ năng đầu tiên bắt buộc bản phải có đó là những vấn đề liên quan đến lãnh đạo. Hiện nay, một số doanh nghiệp, tâoj đoàn lớn thường tuyển dụng nhân viên nhân sự có tố chất của một người lãnh đạo. Mặc dù vấn về lãnh đạo không đặt quá nặng lên vai của một người làm nhân sự nhưng đó là một trong những điều cơ bản để hỗ trợ cho nhiều vấn đề phát triển của doanh nghiệp. Chính do đó, mỗi công ty đều mong muốn tuyển dụng những người có khả năng lãnh đạo để có thể đưa nhân viên vào 1 khuôn khổ theo văn hoá của doanh nghiệp.

Đa số những người làm nhân sự sẽ luôn phải đảm bảo được sự thẳng thắng nhưng không được quên yếu tố thân thiện khi họ là người sẽ trực tiếp làm việc với những phòng ban, những bộ phận khác để luôn đảm bảo mọi thứ vận hành một cách nhẹ nhàng, trôi chảy nhất có thể.

Kỹ năng "Đọc vị người đối diện"

Một trong những kỹ năng bắt buộc phải có đối với một người làm bên nhân sự là kỹ năng "nhìn người". Bản chất của nghề nhân sự là chọn ra những ứng viên phù hợp nhất với công việc của công ty trong tương lai. Chính do đó, việc nắm bắt được tâm lý người đối diện (cụ thể nhất là ứng viên) sẽ giúp người làm nhân sự đánh giá cơ bản nhất về ứng viên đó. Và quan trọng nhất vẫn là sự phù hợp giữa ứng viên mới và những bộ phận liên quan.

Đọc vị người đối diện không chỉ là nắm bắt tâm lý của người đang đối diện bạn mà bạn cần phải quan sát ánh mắt, cử chỉ của ứng viên để đưa ra quyết định phù hợp nhất. Tôi sẽ cho bạn một ví dụ cụ thể nhất. Giả dụ như bạn đang cần tuyển nhân sự cho vị trí kế toán, nếu là một người nhân sự nắm bắt được tâm lý người đối diện thì bạn có thể xem trong bộ hồ sơ xin việc của ứng viên đó. Bản chất của một người làm kế toán là phải thực sự tỉ mỉ và cẩn thận trong những con số. Chính do đó, nếu là một người kĩ lưỡng và cẩn trọng, thứ tự bộ hồ sơ sẽ trùng lắp với thứ tự giấy tờ ghi ngoài bìa hồ sơ. Sẽ còn rất nhiều những yếu tố khác bạn phải quan tâm khi thực sự ước mơ của bạn là nghề nhân sự.

Kỹ năng giao tiếp và biết lắng nghe

Chắc hẳn nhiều bạn thường nghe đến việc rèn luyện kỹ năng lắng nghe. Nhưng thực sự có bao nhiêu người đã rèn luyện được kỹ năng đó. Thực sự kỹ năng lắng nghe không hề dễ dàng tí nào. Lắng nghe ở đây, không phải  lắng nghe một cách thông thường, mà đó là lắng nghe có chọn lọc và biết tiếp thu. Kỹ năng lắng nghe thực sự rất quan trọng trong việc tiếp thu những phản ảnh của người lao động, tạo ra môi trường làm việc thân thiện, mang lại hiệu suất làm việc tối đa.

Là một nhà nhân sự, bạn cần nâng cao kĩ năng giao tiếp để có thể tạo ra những cuộc tương tác giữa những nhân viên với nhau, gắng kết nội bộ để mọi người hiểu nhau hơn. Bên cạnh đó, việc vận dụng kỹ năng giao tiếp một cách thuần thục sẽ là cầu nối giúp bạn liên kết nhân viên với sếp, là người dung hoà giữa người lao động và người quản lý. Trong quá trình làm việc, nếu có xảy ra mâu thuẫn giữa sếp và cấp dưới,  bạn cũng sẽ là người đứng ra giải quyết những mâu thuẫn đó để tìm ra những phương án giải quyết tối ưu.

Kết hợp với kỹ năng giao tiếp là kỹ năng giải quyết vấn đề. Giống như những điều tôi đã nói ở trên, sau một loạt những lần phân tích, lắng nghe thì cho đến cuối cùng vẫn là giải quyết những vấn đề đó. Từ việc tuyển dụng đến đào tạo cho đến việc xử lỹ mâu thuẫn.... Bạn phải trau dồi kỹ năng giải quyết vấn đề để đưa ra sự lựa chọn phù hợp và tối ưu nhất.

Kỹ năng tổ chức, kỷ luật

Đây là nhóm kỹ năng không chỉ dành riêng cho nghề nhân sự mà tất cả mọi người đều phải rèn luyện. Kỹ năng tổ chức sẽ xoay quanh vấn đề sắp xếp thời gian, nhân sự phù hợp để nâng cao hiệu suất công việc. Không chỉ đơn thuần là việc hoàn thành công việc được giao, là một người nhân sự, bạn cần phải biết sắp xếp công việc nào nên làm trước, công việc nào có thể dời lại sau, thứ tự ưu tiên công việc như thế nào để không chỉ là hoàn thành đúng mà phải là hoàn thành deadline sớm hơn quy định.

Khi đưa những quy định vào điều khoản bắt buộc thực hiện ở công ty, bạn cần phải tuân thủ theo những quy định đó, thể hiện được sự công bằng và minh bạch trong công việc. Bên cạnh đó, kỹ năng của người nhân sự còn phải có một cái nhìn tổng qua nhất, sử dụng nhân lực hợp lý nhất, phân quyền hợp lý vì sự phát triển của công ty.

Và cuối cùng, quan trọng nhất vẫn là kỹ năng nghề nghiệp

Không chỉ riêng ngành nhân sự, khi muốn theo đuổi một ngành nghề nào đó thì trước tiên bạn phải có chuyên môn trong lĩnh vực đó. Đối với một nhà nhân sự, những kỹ năng về chuyên môn là không thể thiếu. Khi quyết định theo nghề nhân sự, bạn cần phải nắm bắt được thị trường lao động ngoài kia như thế nào, nhu cầu nhân lực trong tương lai của công ty ra sao?...Và đặc biệt, người nhân sự cần biết cách tạo ra một buổi phỏng vấn thực sự thu hút, ấn tượng để thu về cho mình những tệp ứng viên chất lượng nhất. Một số kỹ năng chuyên môn của người làm nhân sự bạn có thể tham khảo: thao tác về đặt câu hỏi, khai thác tâm lý, đọc vị ứng viên, xây dựng các kế hoạch tuyển dụng và hệ thống thông tin nội bộ, hướng dẫn nhân viên mới tiếp nhận công việc...


Dĩ nhiên, kỹ năng nào thì cũng đòi hỏi sự cố gắng và nỗ lực không ngừng của mỗi chúng ta. Rèn luyện những kỹ năng về chuyên môn sẽ là một điểm cộng rất lớn cho sự thành công của bạn dù bạn đang ở bất kỳ môi trường nào đi chăng nữa. "Các kỹ năng nhân sự bao gồm: Chiến lược nhân sự, quản lý nhân sự, lên kế hoạch nguồn nhân lực, Kế hoạch phát triển nhân lực, Thiết kế bộ máy về
tổ chức, thực hiện công tác Tuyển dụng và Đào tạo, kỹ năng Quản lý lương, giải quyết các phúc lợi, hỗ trợ nhân viên..." Bạn biết rồi đó, nghề nhân sự sẽ tồn tại rất nhiều những khó khăn nhưng những khó khăn của nghề nhân sự sẽ giúp bạn ngày càng trưởng thành hơn và thành công trong cuộc sống.

Trên đó là những thông tin về kỹ năng cần có của một người theo nghề nhân sự. Hi vọng những thông tin trên sẽ giúp ích cho bạn đọc trong quá trình tìm hiểu và theo đuổi con đường "săn đầu người" này. Nếu bạn thấy bài viết bổ ích, đừng quên chia sẻ cho bạn bè cùng đọc nhé!

0 nhận xét:

Đăng nhận xét