Tổng số lượt xem trang

Tố Chất Của Người Làm Nhân Sự Để Tạo Nên Thành Công

Trước tiên, để nói về những tố chất của người làm nhân sự tôi muốn bạn hiểu rằng tố chất ở đây nó khác hoàn toàn với kinh nghiệm. Kinh nghiệm được tạo nên từ những sự trải nghiệm, là những điều bạn học hỏi từ những người xung quanh, còn tố chất chính là bản chất con người, con người chúng ta khác nhau ở chính cái gọi là tố chất. Mỗi cá nhân sẽ thể hiện một tố chất riêng biệt, nó nêu bật lên được những khả năng thiên bẩm hay những cá tính bộc lộ ra ngoài của mỗi người trong cuộc sống. Vậy thì một người làm nhân sự cần có những tố chất gì? Mời bạn đọc tiếp tục theo dõi nội dung dưới đây!

Bạn phải là người biết giao tiếp và "có kiến thức"

Tôi nghĩ rằng kh ả năng giao tiếp là điều cơ bản và hết sức quan trọng đối với một người đang muốn đi theo con đường trở thành một nhà nhân sự chuyên nghiệp. Giao tiếp ở đây bạn nên hiểu không chỉ nói về lời nói trong giao tiếp hàng ngày mà giao tiếp còn thể hiện trên văn bản. Nếu bạn thể hiện được khả năng nói chuyện lưu loát, trình bày văn bản mạch lạc, rõ ràng thì những người xung quanh sẽ cảm thấy bạn là người đáng tin cậy, điều này đồng nghĩa với việc bạn sẽ dễ thuyết phục hơn.

Ngoài vấn đề giao tiếp bạn cần phải là người "có cái đầu lạnh"để xử lý những vấn đề liên quan đến công việc được giao. Bên cạnh đó, người quản trị nhân sự cần biết giữ bình tĩnh trước những tình huống mất kiểm soát, xử lý vấn đề hợp tình hợp lý. Dĩ nhiên, để xử lý được những vấn đề đó thì bạn phải là người có kiến thức, am hiểu về chuyên môn như thuế má, bảo hiểm, những điều về luật lao động... để có thể giải đáp kịp thời cho nhân viên của mình khi có yêu cầu.

Tính đa nhiệm trong công việc

Tính đa nhiệm ở đây thể hiện ở một số khía cạnh như bạn cần phải biết cách tổ chức và quản lý linh hoạt, hoàn thành công việc được giao, đánh giá năng lực nhân viên, đào tạo, ra quyết định....rất rất nhiều vấn đề cần được người làm nhân sự phải giải quyết để đưa bộ máy công ty vận hành ổn định.

Trong những vấn đề tôi vừa nêu trên thì khả năng đánh giá năng lực có lẽ là vấn đề quan trọng nhất mà một người nhân sự giỏi cần có. Nói một cách dễ hiểu, quản trị nhân sự chính là quá trình làm việc giữa con người với con người, chính do đó, để trở thành một người nhân sự giỏi bạn cần biết đánh giá năng lực một cách đúng đắn để đưa ra định hướng phát triển tốt nhất cho nhân viên của mình. Bạn cũng có thể hiểu rằng, một người sẽ có những ưu điểm và nhược điểm khác nhau, nhiệm vụ của một người làm nhân sự cần khai thác được những điểm mạnh đó và giúp họ khắc phục những nhược điểm. Sử dụng đúng người chính là cơ sở để tạo nên thành công của một doanh nghiệp.

Năng lực lãnh đạo và đưa ra định hướng phát triển

Theo nghề nhân sự đồng nghĩa với việc bạn đang quản lý một nhóm người dưới quyền mình, chính do đó, năng lực lãnh đạo là không thể thiếu để tạo nên sự thành công trong nghề này. Một số khả năng liên quan đến năng lực lãnh đạo tôi có thể mách bạn như: gây ảnh hưởng trong các cuộc thảo luận, quản lý các dự án của công ty, đưa ra hướng phát triển của công ty, tạo sự liên kết nội bộ, liên kết ngoài,... để thúc đẩy sự sự phát triển, sự đồng thuận giữa các nhân viên với nhau khi mọi người cùng đưa ra ý kiến.

Đối với việc liên hệ giữa các bên, người làm nhân sự lại càng phải thể hiện khả năng của mình qua cách trình bày quan điểm bằng lời nói, qua văn bản.....Và đặc biệt, để những buổi thoả thuận được thuận lợi thì khả năng lắng nghe cũng là một điều hết sức quan trọng. Lắng nghe ở đây không phải bạn chỉ nghe cho có, nghe qua loa. Bạn cần phải biết chọn lọc những thông tin nào đáng nghe, thông tin nào quan trọng mình cần nắm bắt để cùng đối tác, cùng những người xung quanh đi đến những quyết định quan trọng nhất.

Bạn cần nhạy bén với mọi vấn đề

Khi apply vào công việc nhân viên nhân sự, bạn không chỉ xoay quanh những vấn đề về nhân sự mà có đôi khi, bạn cũng phải đóng góp ý kiến trong những cuộc họp về Marketing, sale,... để cùng đưa ra định hướng phát triển cho công ty của mình. Chính do đó, những tư duy nhạy bén, những suy nghĩ mang tính chất quyết định cũng là một điều cần có đối với người làm nhân sự.

Bạn nên hiểu như thế này, khi quản lý nhân viên của một công ty thì chắc chắn sẽ có nhiều vấn đề phát sinh, ví dụ như xích mích nội bộ, về các chế độ lương thưởng...., và bạn là người phải giải quyết những vấn đề đó. Như vậy thì khả năng nhạy bén để xử lý tình huống cũng khá quan trọng đúng không nào?

Say mê và đam mê với việc làm nhân sự

Tố chất này không chỉ cần thiết đối với những người theo đuổi con đường "Săn đầu người" mà nó còn đúng với tất cả những ngành nghề khác. Thật ra thì ở tất cả các ngành nghề, bạn phải có sự đam mê, chính sự đam mê sẽ giúp bạn có thể ngồi làm việc 8 tiếng 1 ngày, hoặc có thể nhiều hơn thế. Người ta thường có 1 câu rằng: "Hãy tìm 1 công việc mình thích để có thể làm 8 tiếng/ 1 ngày và tìm người mình yêu thương để có thể sống vui 8 tiếng còn lại". 

Nghề nhân sự nó có rất nhiều cái khó, bạn có thể tham khảo thêm tại ĐÂY. Tuy nhiên, nếu đã thực sự cháy trong đam mê thì bạn sẽ khám phá ra rất nhiều điều thú vị khi bước chân theo con đường này. Bạn sẽ học hỏi được rất nhiều thứ, một trong số đó có thể kể đến như kinh nghiệm quản lý, kinh nghiệm phỏng vấn, đào tạo.... rất nhiều những điều thú vị bạn có thể học hỏi khi trở thành một nhà nhân sự tài ba.


Biểu hiện của một người làm nhân sự có tố chất

- Biết trai quyền cho người khác khi phân công công việc để nhân viên của bạn có thể hoàn thành công việc một cách tốt nhất có thể.
- Một nhà nhân sự cần có tố chất tư duy logic để đưa ra hướng giải quyết vấn đề hợp lý để đem lại hiệu quả cao.
- Luôn đạt đâu hỏi tại sao để hiểu vấn đề rõ hơn và có thể trả lời được nhiều câu hỏi tại sao trong công việc.
- Là người biết quyết đoán, biết đưa ra ý kiến và quyết định lúc cần thiết. Không bị lay động bởi nhiều ý kiến trái chiều.
- Không ngừng học hỏi để tiếp thu những cái mới, những cái tiến bộ trong cả chuyên môn và những vấn đề xung quanh. Bạn nên nhớ, việc học không bao giờ là thừa cả!
- Biết lắng nghe, thấu hiểu nhân viên để nắm bắt được tình hình và đưa ra hướng giải quyết tổt nhất.
Quyết đoán không lung lay trước những cám dỗ trong công việc. Không bị xúi dục từ những lời nói của mọi người xung quanh. Đây là một yếu tố quan trọng của một nhà lãnh đạo cần có.

Trên đó là những thông tin về tố chất của người làm nhân sự, hi vọng bài viết đa giúp ích cho quý độc giả trên con đường chinh phục ước mơ "săn đầu người" của mình. Và bạn nên nhớ rằng, dù có tố chất nhưng bạn không chịu rèn luyện, không chịu phấn đấu học hỏi thì những tố chất đó cũng sẽ dần bị mai mọt. Bạn cần thường xuyên cập nhật cho mình những kiến thức mới bổ ích hơn để ngày càng phát triển về mọi mặt. À, còn một điều tôi muốn mách bạn, để theo đuổi đam mê của mình, bạn phải thật kiên trì để rèn luyện nhé, không ai có thể thành công khi chưa từng trải qua quá trình khổ luyện, chúc bạn thành công!

0 nhận xét:

Đăng nhận xét