Tổng số lượt xem trang

Mục Tiêu Nghề Nghiệp Quan Trọng Như Thế Nào Khi Bạn Tìm Việc Làm?

Thông thường, để có một CV hoàn chỉnh gửi cho nhà tuyển dụng, bạn cần phải hoàn thành một phần nội dung đó là  "Mục tiêu nghề nghiệp". Đối với mục tiêu nghề nghiệp nó sẽ có 2 kiểu là mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn. Chắc hẳn rằng khi đi phỏng vấn tại các công ty, bạn thường sẽ nhận được câu hỏi "Mục tiêu nghề nghiệp của bạn là gì?". Lúc này có nhiều bạn sẽ ngớ ra, không biết nên trả lời như thế nào vì bạn đã chuẩn bị cho câu hỏi này đâu! Vậy thì theo bạn, mục tiêu nghề nghiệp quan trọng như thế nào mà đến buổi phỏng vấn nơi nào cũng hỏi? Cùng Đại Thiên Phúc theo dõi nội dung bài viết dưới đây để chuẩn bị chu đáo cho buổi phỏng vấn nhé!


Mục tiêu nghề nghiệp quan trọng như thế nào?

Một trong những điều sai lầm đối với ứng viên là chuẩn bị thông tin ứng tuyển quá sơ sài trong vấn đề đi tìm một nơi để mình thể hiện năng lực của mình. Vô tình vì bạn không chuẩn bị kỹ thông tin cá nhân mà bạn sẽ đánh mất đi những cơ hội tốt cho sự phát triển sự nghiệp của mình. Trong thị trường lao động hiện nay có hàng ngàn ngàn ứng viên đang tìm việc và tỉ lệ chọi cho 1 vị trí cũng khá cao. Do vậy, nếu bạn không chuẩn bị kĩ thì cơ hội việc làm rất có khả năng sẽ thuộc về ứng viên khác.

Khi bạn được hỏi "Mục tiêu nghề nghiệp của bạn là gì" mà bạn ngớ ra hoặc chỉ trả lời mục tiêu nghề nghiệp chỉ là "tôi đang tìm việc làm", "tôi đang cần có tiền"," mục tiêu tôi sẽ kiếm thật nhiều tiền".... và dĩ nhiên, những câu trả lời đó sẽ là nguyên nhân khiến bạn khó chạm tới những mục tiêu trong công việc.

Xét về phương diện mục tiêu trong cuộc sống, khi bạn có một mục tiêu cụ thể và rõ ràng dĩ nhiên bạn sẽ có một hướng đi đúng đắn để không bị lệch đường ray và bị lan man trong công việc. Một người có mục tiêu nghề nghiệp cụ thể sẽ là ứng viên sáng giá để cùng công ty thực hiện mục tiêu chung trong thời gian sắp tới. Và đương nhiên, nếu hai ứng viên có năng lực ngang nhau thì nhà tuyển dụng sẽ chọn ứng viên có mục tiêu cụ thể hơn để cùng họ thực hiện chiến lược công ty đề ra.

Cách viết mục tiêu nghề nghiệp như thế nào?

Tôi đã từng trải qua cảm giác vì mục tiêu nghề nghiệp không rõ ràng mà mình bị loại ở vòng thứ 3 của quá trình chinh phục công việc mình mong muốn. Chính vì vậy, tôi đã quyết tâm tìm hiểu thông tin để trình bày mục tiêu nghề nghiệp trong CV và trong cả buổi phỏng vấn để giới thiệu đến bạn đọc trong bài viết này. Vậy thì theo bạn, làm cách nào để mục tiêu nghề nghiệp của bạn có thể chinh phục được nhà tuyển dụng đây? Cùng tôi tiếp tục khám phá nội dung dưới đây. À nhưng mà khoan, trước khi hướng dẫn bạn cách viết mục tiêu nghề nghiệp "đốn tim" người tuyển dụng, bạn nên:
  • Nghiên cứu kỹ về mục tiêu nghề nghiệp để đưa ra quyết định cuối cùng đúng đắn nhất
  • Không viết những điều sai lầm, không ấn tượng
  • Tránh viết mục tiêu dài, lan man.
  • Tránh ấp úng khi được hỏi mục tiêu nghề nghiệp trong buổi phỏng vấnvấn
  • Mục tiêu công việc nên phù hợp với tiêu chí công ty đang tuyển dụng
Vậy thì trong mục tiêu nghề nghiệp, bạn cần thể hiện cho nhà tuyển dụng biết những gì về bạn?

Tính cách của bạn

Về cơ bản, trong CV chỉ đánh giá được kỹ năng liên quan đến công việc bạn đang muốn hướng tới và mục tiêu nghề nghiệp chính là bức tranh đánh giá được khả năng của bạn. Nó có thể là khả năng lên kế hoạch, khả năng hoạch định chiến lược.... Và chính bản mục tiêu nghề nghiệp là tấm gương phản chiếu lại tính cách và con người bạn.

Thông qua CV, thực sự nhà tuyển dụng sẽ chưa thể nào đánh giá được hết con người của bạn, liệu bạn có "chém gió" trong CV hay không? Và cách hỏi mục tiêu nghề nghiệp trong buổi phỏng vấn trực tiếp sẽ giúp nhà tuyển dụng xác thực được một phần thông tin về tính cách cũng như những khả năng thực tế của bạn.

Khả năng cống hiến và làm việc lâu dài với công ty

Điều này khá dễ hiểu khi dựa vào bản mục tiêu nghề nghiệp mà HR sẽ đánh giá bạn có phù hợp với tiêu chí mà công ty đang muốn hướng tới trong tương lai hay không. Cũng dựa vào cách bạn trình bày về mục tiêu nghề nghiệp, nhà tuyển dụng sẽ biết được bạn có muốn gắng bó với công ty hay không. Và đương nhiên HR sẽ ưu tiên cho những ứng viên thực sự muốn làm việc lâu dài với công ty.

Cách viết mục tiêu nghề nghiệp ngắn hạn trong CV

Mục tiêu ngắn hạn nghĩa là những kế hoạch và dự định bạn trong một khoảng thời gian tương lai gần nhất. Thoạt nghĩ mục tiêu ngắn hạn rất đơn giản nhưng mà để đưa ra câu trả lời hợp lý, thuyết phục được nhà tuyển dụng thì cũng khá là khó khăn đấy! Kinh nghiệm lúc này dành cho bạn là hãy dựa vào công việc mình đang ứng tuyển để ghi định hướng nghề nghiệp, mục tiêu của bạn có đem lại lợi ích gì cho doanh nghiệp hay không. Mặc dù bạn chưa có nhiều kinh nghiệm nhưng đừng để nhà tuyển dụng lấy đó làm điểm trừ trong CV hay trong chính buổi phỏng vấn nhé! Ví dụ cụ thể về mục tiêu ngắn hạn trong Lấy một ví dụ về mục tiêu nghề nghiệp ngắn hạn khi bạn ứng tuyển vào vị trí nhân viên content marketing:

Tốt nghiệp chuyên ngành báo chí, có khả năng sử dụng ngôn từ linh hoạt, sáng tạo và khả năng diễn đạt tốt, yêu thích công việc lĩnh vực marketing Tôi có kinh nghiệm trong việc viết bài content marketing, quản lý nội dung trên Website và các phương tiện truyền thông xã hội như Facebook, Instagram, Youtube, diễn đàn và những kênh khác về các sản phẩm thực phẩm chức năng. Tôi mong muốn phát triển kỹ năng viết bài content marketing của mình ở một lĩnh vực dịch vụ chuyên về nhân sự, ví dụ như giải pháp nhân sự của công ty Đại Thiên Phúc.  Đây cũng chính là cơ hội để tôi trau dồi thêm kinh nghiệm làm việc và có thể trở thành một content marketing chuyên nghiệp phù hợp với ngành nghề tôi đã theo học trước đây.

Cách viết mục tiêu nghề nghiệp dài hạn trong CV

Nếu mục tiêu ngắn hạn là những đinh hướng trong tương lai gần thì mục tiêu dài hạn là từng bước để bạn đạt được mục tiêu đó. và đương nhiên, đường đi của bạn không rõ ràng thì rất khó để bạn chạm được đến vạch đích. Mục tiêu dài hạn phải sát thực với năng lực của bạn. Với kinh nghiệm tuyển dụng thì HR sẽ biết được mục tiêu của bạn có thực tế hay không. Một ví dụ cho mục tiêu nghề nghiệp dài hạn trong ngành content Marketing:

Để từng bước thực hiện mục tiêu của mình trong tương lai, tôi sẽ cố gắng chinh phục từng thử thách nhỏ để trong vòng 5 năm tới tôi sẽ trở thành một Marketer chuyên nghiệp, không chỉ riêng trong mảng content mà tôi sẽ cố gắng để nắm bắt mọi góc cạnh về Marketing.

Trên đó là những thông tin bạn cần biết về mục tiêu nghề nghiệp, hi vọng bài viết trên sẽ giúp ích cho bạn đọc trong quá trình biến những ước mơ thành sự thật. Chúc bạn thành công.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét