Tổng số lượt xem trang

Nghề Marketing Là Làm Gì? Bạn Đã Hiểu Đúng Về Marketer?

Marketing - Một cái tên khá quen thuộc trong thị trường hiện nay. Với sự phát triển không ngừng nghỉ của công nghệ đã giúp cho lĩnh vực Digital Marketing ngày càng phát triển. Đối với ngành nghề này đòi hỏi bạn phải thật sự nhạy bén với thị trường và phải liên tục cập nhật những xu hướng mới, nếu không bạn sẽ mãi là người đi sau. Nói về Marketing thì mục đích chính của nó chỉ đơn giản là dùng nhiều cách, nhiều công cụ để truyền tải những thông điệp về sản phẩm đến với khách hàng. Vậy thì có bao giờ bạn tự hỏi, Nghề Marketing là làm gì? Những bạn sinh viên chuyên ngành Marketing khi mới ra trường có thể ứng tuyển bên lĩnh vực nào của ngành Marketing? Cùng Đại Thiên Phúc tham khảo những nội dung dưới đây.



Trong ngành Marketing sẽ có nhiều bộ phận khác nhau, bạn hãy tham khảo những nội dung dưới đây để biết xem mình phù hợp với mảng nào của Marketing nhé!

Chăm sóc khách hàng (Customer service)

Ủa, chăm sóc khách hàng là nhiệm vụ của những người làm sale chứ sao lại Marketing nhỉ? Bạn không nghe lầm đâu, bên cạnh những công việc khác liên quan đến chiến lược các kiểu thì chăm sóc khách hàng cũng là một trong những nhóm nhiệm vụ của một Marketer. Về cơ bản, một marketer còn có nhiệm vụ trong việc đưa ra lời khuyên, thúc đẩy quá trình mua hàng của khách hàng. Bên cạnh đó, việc mua hàng không chỉ kết thúc ở việc khách hàng trả tiền xong mà nó còn 1 bước sau cùng: chăm sóc khách hàng sau mua. Đó là những chương trình bảo dưỡng, bảo trì, hậu mãi... Bạn cần hiểu được rằng nếu dịch vụ chăm sóc khách hàng sau mua nó đóng 1 vai trò khá quan trọng trong việc khách hàng có trở lại mua sản phẩm của bạn 1 lần nữa hay không.

Quảng cáo (Advertising)

Đã bao giờ bạn thắc mắc khi bạn và bạn bè của bạn của bạn trò chuyện về việc mua 1 món đồ nào đó hoặc khi bạn tìm kiếm 1 món đồ trên google, ngay lập tức, khi trở lại facebook, những quảng cáo hiển thị sản phẩm đó sẽ đập vào mắt bạn, đúng không nào?

Đó là chiến lược Remarketing. Với những công cụ hỗ trợ tìm kiếm khách hàng tiềm năng, Marketer sẽ dùng phễu lọc tệp khách hàng và bắt đầu chạy quảng cáo sản phẩm đến với những tệp khách hàng tiềm năng đó. Có thể chạy quảng cáo trên facebook, google...

Bên cạnh đó, quảng cáo còn là hình thức lên ý tưởng, quảng bá sản phẩm lên nhiều kênh truyền thông, nhiều phương tiện truyền thông khác như treo baner, phát tờ rơi.....(gọi là Direct marketing)


Nghiên cứu thị trường (Market Research)

Dĩ nhiên đây là một nhiệm vụ không thể thiếu của một Marketer. Với việc xu hướng thị trường luôn thay đổi, google liên tục update thuật toán người dùng.... bạn cần phải biết phân tích và thu thập thông tin. Việc research những thông tin mới, dữ liệu mới sẽ giúp doanh nghiệp hiểu được cách thức khách hàng tiếp cận và phản ứng với những sản phẩm mình đã, đang và dự định phân phối ra thị trường.

Để hiểu rõ hơn về việc nghiên cứu thị trường thì bạn cần hiểu được rằng, việc nghiên cứu không chỉ dừng lại ở việc tìm kiếm thông tin trên google, tìm kiếm những gì của mình mà nó còn là việc gặp gỡ khách hàng, nghiên cứu đối thủ cạnh tranh... Việc nghiên cứu thị trường, nghiên cứu đối thủ cạnh tranh sẽ có vai trò quan trọng trong việc đưa ra được chiến lược Marketing. Một chiến lược truyền thông tốt sẽ tạo dựng các mối quan hệ cùng có lợi giữa doanh nghiệp và khách hàng (Chiến lược này gọi là quan hệ công chúng - Community Involvement hay Public Relations)

Lập kế hoạch truyền thông (Media Planning)

Để có một chiến lược hoàn chỉnh thì không thể thiếu công đoạn lập kế hoạch truyền thông. Sau khi đã phân tích được nhiều yếu tố trong 4P, bạn sẽ lên kế hoạch truyền thông cụ thể. Khi chạy truyền thông cho 1 dự án, bạn có thể sử dụng nhiều công cụ như dùng website (SEO), các đài, báo chí, radio... Việc của một Marketer là lên kế hoạch cụ thể để lựa chọn kênh truyền thông tốt nhất, tiếp cận được với nhiều khách hàng tiềm năng. 

Bên cạnh đó, kế hoạch truyền thông còn nằm ở việc lên plan cho những bài viết SEO, bài viết PR, hay người ta còn gọi là content.

Thiết lập kênh phân phối (Distribution)

Trong 4P của Marketing có 1P là Place - kênh phân phối. Là một Marketer, bạn phải nghiên cứu làm sao cho tiết kiệm chi phí nhất trong việc vận chuyển, kho bãi, sắp sếp lên kệ...mà phải tiếp cận được với nhiều khách hàng tiềm năng nhất.

Một số kênh phân phối có thể kể đến như siêu thị, tạp hoá, trung tâm thương mại, trường hợp... Có rất rất nhiều những địa điểm bạn có thể sử dụng làm kênh phân phối chủ lực, tuỳ thuộc vào sản phẩm của bạn là gì, đối tượng khách hàng mục tiêu là ai? Phân tích được những yếu tố trên bạn sẽ tìm được cho mình những kênh phân phối thích hợp nhất.

Định giá sản phẩm (product pricing)

Đây là một câu chuyện khá "nhức đầu". Sở dĩ tôi nói yếu tố này khá nhức đầu vì để đưa ra được giá của sản phẩm - Price, đòi hỏi bạn phải thật sự am hiểu thị trường, am hiểu chính mình, và am hiểu cả đối thủ cạnh tranh.

Về thị trường, bạn phải đánh giá được giá trên thị trường là bao nhiêu. Còn về đối thủ, bạn phải phân tích chi tiết, đối thủ cạnh tranh có gì hơn mình, thua mình, giá cả của đối thủ như thế nào... Và đặc biệt, đối với chính doanh nghiệp, để đưa ra được giá của một sản phẩm một cách cơ bản đúng nhất thì Marketer phải biết được mình có gì, mình đang ở đâu trên thị trường, tệp khách hàng mình đang muốn hướng tới là ai...


Rất nhiều yếu tố bạn cần quan tâm khi đưa ra chiến lược giá, và điều quan trọng vẫn cân nhắc chi phí sản xuất, chi phí vận chuyển của mình như thế nào để mang lại lợi nhuận cho công ty.

Hầu hết các sản phẩm hiếm khi giữ nguyên giá trong thời gian dài. Vì có khả năng chi phí sản xuất thay đổi, tiền lương tăng hoặc đối thủ cạnh tranh của bạn cũng giảm giá đột ngột. Bạn cần nên nhận thức được mọi yếu tố ảnh hưởng đến giá cả mọi lúc. Đã gọi là chiến lược giá thì dĩ nhiên bạn không thể nào cứng nhắc 1 1 2 2 được. Một người làm Marketing cần linh động trong vấn đề này.

Đưa ra chiến lược bán hàng (sales)

Mặc dù việc đứng ra bán hàng trực tiếp cho khách hàng là đội ngũ Sales, nhưng để trở thành một người làm Marketing thực thụ, bạn cần phải lên kế hoạch hướng dẫn, đào tạo đội ngũ nhân viên bán hàng để nhanh chóng đạt được những chỉ tiêu đề ra. Việc này dĩ nhiên phải liên quan đến việc làm sao tiếp cận được đối tượng khách hàng mục tiêu một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất.

Đưa ra chiến lược chiêu thị (Promotion)

Tâm lý của người mua hàng thường hay thích những chương trình ưu đãi, khuyến mãi, giảm giá. Do vậy, bạn cần nắm bắt được tâm lý khách hàng để đưa ra những chiến lược Promotion phù hợp nhất. Tôi lấy ví dụ. Giá thực tế bạn chào bán trên thị trường cho bộ sản phẩm dầu gội là 200.000 VNĐ, dầu xả là 200.000 VNĐ, nhưng khi thiết kế nên những standee hay những băng rôn quảng cáo, bạn có thể ghi: KHUYẾN MÃI CỰC SỐC CHÀO MỪNG NGÀY QUỐC TẾ PHỤ NỮ 2020 - BỘ DẦU GỘI XẢ GIẢM GIÁ SỐC CHỈ CÒN 400.000 VNĐ. Tôi nghĩ rằng, sẽ không ít khách hàng dừng lại và suy nghĩ về việc có nên mua bộ sản phẩm này của bạn hay không.


Hoặc còn 1 chiêu nữa. Tôi thường thay thấy áp dụng ở những trung tâm bán điện thoại là nhiều nhất. Một chiếc điện thoại sẽ có mức giá bán với số lẻ, ví dụ như: OPPO F7 GIẢM GIÁ CỰC SỐC CHỈ CÒN 7.999.000 VNĐ. Thay vì để mức giá 8.000.000, chỉ chênh lệch 1000 VNĐ nhưng tâm lý của người mua hàng, người ta vẫn thấy 7.999.000 nó rẻ hơn so với 8.000.000 mặc dù nó không chênh nhau là bao nhiêu cả. Rất nhiều nơi đã áp dụng cách này và đã thành công.

Trên đó chỉ là một vài công việc cơ bản mà một người làm Marketing phải nắm để bạn hiểu được Nghề Marketing là làm gì, bạn có thể nghiên cứu và học chuyên sâu hơn cho từng mảng và áp dụng vào doanh nghiệp của mình. Chúc bạn luôn thành công trong cuộc sống! Đừng quên theo dõi Đại Thiên Phúc để cập nhật những tin tức mới nhất về cơ hội việc làm mới nhé! 

0 nhận xét:

Đăng nhận xét